Răng thật bị dắt thức ăn khắc phục thế nào hiệu quả?

Chắc hẳn mỗi người chúng ta đều đã từng gặp phải tình trạng bị dắt thức ăn vào kẽ răng, hiện tượng này thường dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, theo thời gian thì đây chính là tác nhân âm thầm phá hỏng răng. Bởi vậy, trong bài viết dưới đây, B.S Huy đến từ khoa phục hình & phẫu thuật trong miệng, trực thuộc Nha Khoa Thùy Anh sẽ chỉ ra nguyên nhân, hậu quả cũng như các cách khắc phục tình trạng dắt thức ăn hiệu quả nhất. 

Nguyên nhân răng thật bị dắt thức ăn 

Thứ 1: Do răng chen chúc lệch lạc

Răng chen chúc tạo ra các tiếp xúc sai hay mất tiếp xúc tạo ra các điểm dắt thức ăn. Trong trường hợp chen một vài răng đơn lẻ hoặc nhiều vị trí ta có thể dựng trục lại bằng chỉnh nha theo hướng đúng tạo ra tiếp xúc tiêu chuẩn. 

Đối với người lớn tuổi mà lựa chọn chỉnh nha khó khả thi, nha sĩ cũng có thể nhổ các răng chen chúc và phục hình lại bằng phương án răng sứ nhằm điều chỉnh để các răng đúng vị trí tối ưu nhất trên cung hàm. 

Thứ 2: Răng bị hở tiếp xúc do thưa

Răng thưa hay gặp ở các răng cửa giữa hàm trên, ít xảy ra hơn ở các răng răng hàm.Răng cửa thực hiện các động tác cắt xé thức ăn ra thành miếng nhỏ hơn nên những thức ăn sợi, dai như thịt hay rau xanh nhiều chất xơ hay bị mắc kẹt trong lúc ăn uống. Trong trường hợp này bệnh nhân sẽ chú ý đến vấn đề thẩm mỹ là chính, các giải pháp đóng khe thưa sẽ giải quyết được yêu cầu thẩm mỹ và đảm bảo không tái phát tình trạng dắt thức ăn.

Đóng khe thưa có thể can thiệp bằng những biện pháp ít tốn kém kinh tế như hàn răng thẩm mỹ 300.000 đến 500.000 đồng. Cho đến những biện pháp cao cấp và bền vững hơn như làm chụp sứ hoặc dán sứ dao động 1,5 đến 10 triệu một răng. Một phương pháp cần cân nhắc thời gian và kinh tế nhưng không cần mài mô răng cũng có thể sử dụng hiệu quả trong trường hợp này là niềng răng.

Thứ 3: Do sâu răng

Vệ sinh răng miệng chưa tốt dẫn tới sự tồn đọng thức ăn trên bề mặt là nguồn dinh dưỡng để vi khuẩn chuyển hóa tạo ra môi trường axit phá hủy cấu trúc mô cứng của răng tạo ra các lỗ sâu.

Những lỗ sâu răng lớn hay sâu vỡ mặt bên là vị trí thức ăn dễ mắc kẹt sau khi ăn nhai, thức ăn mắc kẹt tại chỗ tiếp tục tạo ra nơi khu trú lý tưởng cho vi khuẩn và tình trạng bệnh lý răng sẽ trở nên nặng nề hơn một cách nhanh chóng.

Nha sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương sâu để đưa ra giải pháp: Đối với những tổn thương nhỏ có thể hàn lại với chi phí rẻ dao động 100.000 đến 500.000 đồng. Đối với những tổn thương lớn lựa chọn phục hồi với phương pháp dán sứ inlay, onlay, overlay hay chụp sứ là phương pháp bảo tồn răng tốt nhất giá dao động 1,5 triệu đến 10 triệu.

Thứ 4: Do khớp cắn

Trong hoạt động ăn nhai khi 2 hàm có sự tiếp xúc tốt, ổn định ở vị trí lồng múi tối đa sẽ tạo ra lực lớn nhất nghiền nát thức ăn. Tại vị trí lồng múi tối đa này răng hàm trên lồng múi với răng hàm dưới kiểu chìa khóa ổ khóa các mũi trong xa răng hàm trên khớp vào tiếp xúc giữa hai răng hàm dưới và các múi gần ngoài các răng hàm dưới khớp vào tiếp xúc của 2 răng hàm trên. Khi các mũi này nhọn hay tiếp xúc của các răng hàm đối diện nằm sâu hoặc là tiếp xúc giữa các răng lỏng có thể bị tách ra trong quá trình ăn nhai sẽ tạo điều kiện cho thức ăn dai, cứng dắt vào gây khó chịu thường xuyên. 

Trong trường hợp này nha sĩ sẽ can thiệp nhẹ cho bạn bằng cách mài chỉnh nhẹ mũi nhọn đối diện đâm vào vùng kẽ dắt thức ăn để giảm áp lực nghiền thức ăn đè ép lên kẽ răng. 

Thứ 5: Do răng khôn mọc lệch

Những chiếc răng khôn mọc lệch không thẳng trục sẽ không có một tiếp xúc đúng với răng số 7 phía trước. Răng khôn hàm trên hay mọc lệch má, hàm dưới thường mọc lệch về phía gần đâm vào răng số 7 tạo nên trũng chữ v hay tồn đọng thức ăn.

Tồn đọng thức ăn ở kẽ Răng 7 và răng 8 sẽ gây nên tình trạng sưng viêm mô mền xung quanh tái đi tái lại nhiều lần. Dắt thức ăn gây hư số 8 và đặc biệt là răng số 7 giữa vai trò chủ chốt trong việc nghiền nát thức ăn làm suy giảm khả năng ăn nhai của bạn.

Răng số 8 không có chức năng kèm theo những biến chứng sẽ được nhổ và loại bỏ điểm dắt thức ăn này. Để loại bỏ nguy cơ này bạn nên khám răng sớm ở độ tuổi 20-25 để nhổ bỏ những chiếc răng không nguy hại này khi chúng mới mọc lên chưa có biến chứng sâu răng 7 sẽ can thiệp dễ dàng, nhanh chóng và nhẹ nhàng. 

Hậu quả và phương pháp điều trị tình trạng dắt thức ăn

Dắt thức ăn, nhẹ thì vướng tức, khó chịu. Nặng thì sâu kẽ, mất răng. Mặt khác, sâu kẽ rất khó nhận biết. Một lỗ sâu kẽ khi phát hiện có thể đã phá hủy phần lớn thân răng, khiến răng yếu đi rất nhiều và đôi lúc là không thể giữ lại được nữa.  

Để khắc phục tình trạng trên, nha sĩ sẽ dựa trên nguyên tắc điều trị nguyên nhân và theo hướng can thiệp tối thiểu nhất có thể.

+ Trường hợp thức ăn bị dắt khi tiếp xúc giữa răng giảm một cách sinh lý theo thời gian mà có thể lấy ra dễ dàng thì không cần điều trị gì cả. Cách chuẩn nhất để làm sạch thức ăn vùng kẽ răng là sử dụng chỉ tơ nha khoa hoặc tăm để làm sạch kẽ răng. 

Lưu ý khi sử dụng tăm là không chọc ngoáy vào lợi mà chỉ làm động tác khều nhẹ gẩy thức ăn ra. Tăm cũng cần được làm sạch, tránh nhiễm trùng vùng lợi dẫn đến viêm lợi, tụt lợi và làm nặng thêm tình hình.

+ Trường hợp dắt thức ăn do răng trồi thấp hay nhô cao gây hiện tượng múi chui thì sẽ phải mài bớt các múi chui này. Nếu các răng bị trồi quá nhiều, đôi khi sẽ cần đánh lún và làm các phục hồi răng đối diện như cầu răng hay implant, vừa để tránh tái phát, vừa để khôi phục chức năng ăn nhai của hàm răng.

+ Trường hợp dắt thức ăn do mất tiếp xúc bên thì cách khắc phục chủ yếu bằng các điều trị phục hình nhằm tái tạo lại tiếp xúc bền chặt giữa hai răng. Đơn giản nhất là hàn thêm vào kẽ giữa 2 răng. Tuy nhiên, phương pháp này khó khôi phục lại được hoàn toàn tiếp xúc răng do không gian thao tác trên miệng thường hạn chế, dụng cụ thông thường khó tái lập lại được tiếp xúc sinh lý trong miệng. Chính vì vậy, ngày nay các phương pháp phục hình gián tiếp như chụp răng, onlay, overlay hoặc nếu kẽ răng quá rộng thì một chụp đôi sẽ được ưu tiên hơn. 

Cụ thể, khi thức ăn nhồi vào vùng kẽ, vùng kẽ nay đã quá rộng, thì nha sĩ sẽ làm 2 chụp sứ, inlay… hàn nối liền với nhau, khi đó không tồn tại kẽ hở nữa thì không bị dắt thức ăn. 

TÓM LẠI: 

+ Nếu bạn có thể tự lấy thức ăn ra mà không phiền toái, hay ý thức giữ gìn của bạn cao thì không cần can thiệp gì. Chỉ tơ nha khoa là phương tiện tự kiểm soát hiệu quả 

+ Nếu dắt thức ăn khó chịu, bạn không thể tự lấy ra, thì cũng không nên lo lắng  Dắt thức ăn hoàn toàn có thể điều trị khỏi triệt để 

+ Điều trị có thể là mài tạo hình múi chui răng đối diện, trồng lại răng mất, làm phẳng đường cong cắn khớp 

+ Hàn thêm để 2 răng tiếp xúc chặt, hoặc làm các phục hình nối liền

+ Nếu răng khấp khểnh thì niềng răng là rất tốt 

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có những kiến thức khá đầy đủ về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng dắt thức ăn, qua đó, mỗi người đã có thể tự bảo vệ và chăm sóc hàm răng của mình tốt hơn. 

[elementor-template id=”2856″]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook Chat