Bệnh lý Thái Dương Hàm – TMD có nguy hiểm không?

Bệnh nào thì cũng nguy hiểm đặc biệt nếu không được chữa trị. Bác sỹ ngành nào thì đều cho rằng bệnh ngành mình là quan trọng và nguy hiểm. Mà thực ra cũng không thể nói bệnh TMD không nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng làm thoái hóa đốt sống cổ, tiêu lồi cầu gây biến dạng mặt hoặc hoại tử đầu lồi cầu gây cơn đau dữ dội. Vậy thì không thể nói nó không nguy hiểm. Tuy nhiên chúng ta cần nhận thức đúng đắn về bệnh hơn là đi dọa về sự nguy hiểm của nó. 

Việc truyền thông các bạn đừng sợ bệnh lý thái dương hàm thì cũng không có nghĩa ta cứ để kệ nó. Không có nghĩa nó không ảnh hưởng gì đến chất lượng sống. Một sự hiểu biết đúng đắn, phối hợp cùng nha sĩ cùng sự kiểm soát tốt là mục đích mà đội ngũ bác sĩ khoa khớp thái dương hàm tại nha khoa Thùy Anh cung cấp kiến thức cho cộng đồng.

Lịch sử của bệnh viêm khớp thái dương hàm 

Thuật ngữ bệnh lý khớp thái dương hàm – TMD sử dụng lần đầu tiên vào năm 1934 bởi 1 bác sỹ Tai Mũi Họng tên là Costen, ông công tác tại Đại học Washington, Mỹ. Những bệnh nhân đến với ông khám ù tai, và với tư cách một bác sỹ Tai Mũi Họng ông không phát hiện bất cứ một viêm nhiễm hay bất thường nào. 

Tuy nhiên điểm chung những người này là bị mất răng đặc biệt là răng hàm 2 bên từ đó ông nghĩ rằng có thể có mối liên quan giữa vấn đề khớp cắn và tính trạng ù tai. Sau đó thì Costen đã nghiên cứu trên một nhóm lớn bệnh nhân có sự kết hợp đau đầu, đau tai, đau thần kinh, nhiệt miệng, và một vài bệnh nhân than phiền về vận động hàm, khớp cắn bất thường. 

Ông đưa ra giả thuyết rằng, tình trạng mất nâng đỡ răng sau (hiện tượng phổ biến gặp phải theo thời gian) dẫn đến lực tải quá mức lên TMJ cùng với sự rối loạn chức năng và chèn thần kinh sau đó. Lý thuyết của ông đã được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và được chấp nhận rộng rãi trong gần hai thập kỷ qua; tiếng kêu khớp trở thành “Hội chứng Costen”. 

Như vậy bạn có thể thấy mãi đến năm 1934 người ta mới thực sự tìm ra bệnh lý Thái Dương Hàm. Nó không phải là bệnh nan y mà dường như liên quan đến những đáp ứng thích nghi hơn. 

Tuy nhiên cũng cần nói rằng trước đó tuy không định danh là bệnh lý Thái Dương Hàm, điều trị bảo tồn chưa định danh, nhưng ngành phẫu thuật khớp Thái Dương Hàm vẫn có từ lâu và đạt được nhiều thành tựu. 

Ví dụ như năm 1887, bác sỹ Thomas Annandale đưa ra quy trình phẫu thuật khớp đầu tiên, bắt đầu từ việc ghi nhận 2 ca bệnh bị khóa hàm, há miệng hạn chế và ông đưa ra lập luận về việc 2 bệnh nhân này đã bị trật đĩa khớp không thể quay lại. Ông sáng tạo ra 1 đường rạch nhỏ ngoài mặt tương ứng vị trí khớp và tái định vị lại đĩa khớp cho bệnh nhân. 

Năm 1895 tác giả Stimson mô tả việc cắt bỏ 1 phần lồi cầu trong sách của mình. 

Năm 1918, Pringle đưa ra giả thuyết, cơ chân bướm ngoài có thể thay thế phần đĩa khớp phía trước và ở giữa, đây là phương pháp điều trị loại bỏ đĩa khớp đầu tiên

Như vậy nhìn vào lịch sử, những mô tả cụ thể về TMD thì mới manh nha bắt đầu từ những năm 1934, tuy nhiên bác sỹ phẫu thuật can thiệp lên khớp thì đã có đầu những năm thế kỷ 19. 

Hiện nay có thể định nghĩa bệnh lý khớp thái dương hàm là những rối loạn liên quan đến cơ hàm, khớp thái dương 2 bên và hệ thống thần kinh liên quan đau đầu mặt mãn tính. Bất cứ một tác nhân nào ngăn cản hệ thống cơ xương khớp cân bằng với nhau, hài hòa với nhau trên đầu đều có thể gây bệnh lý Thái Dương Hàm. 

Nói hàn lâm thì như vậy nhưng các bạn cần chú ý một số triệu chứng rất điển hình sau đây của TMD để khi có bệnh thì ta đi tìm nha sĩ kịp thời: 

+ Hạn chế há miệng 

+ Đau khi ngáp, há miệng lớn và nhai nhiều 

+ Há miệng có tiếng kêu trước tai 

+ Căng mỏi vùng cơ cổ vai gáy 

+ Căng tức vùng cơ mặt 

+ Đau đầu mãn tính. 

Khi có những triệu chứng như vậy bạn cần nghĩ ngay đến bệnh lý Thái Dương Hàm và tìm bác sỹ chuyên khoa để thăm khám. 

Phân loại TMD 

Có rất nhiều phân loại TMD, tuy nhiên để dễ hiểu thì ta chia làm 3 loại 

  • Đau cân cơ : Đây là thể hay gặp nhất, gây ra khó chịu, âm ỉ vùng cân cơ tập trung tại hàm, cổ, vai, đầu. 
  • Bệnh lý nội khớp: nó là những trật lồi cầu khỏi hõm khớp, trật đĩa khớp khỏi lồi cầu hoặc tổn thương ngay chính chỏm lồi cầu. 
  • Loại thứ 3, Thoái hóa khớp: Bao gồm các thể viêm xương, thấp khớp lan tỏa…

Bệnh lý Thái Dương Hàm có thể biểu hiện ở những rối loạn về tư thế, tức là bạn bị nghẹo đầu, lệch vai, cong đốt sống cổ thắt lưng, cổ bị tật đẩy ra trước hoặc rối loạn chức năng tức là đau, ăn nhai khó chịu, ù tai và nặng nhất là tổn thương cấu trúc ví dụ lệch đĩa, tiêu lồi cầu…

Tùy từng giai đoạn mà có những biện pháp can thiệp điều trị TMD khác nhau. Tuy nhiên TMD chữa được theo phương pháp bảo tồn khoảng 95%, chỉ khoảng 5% phải phẫu thuật với tiên lượng chưa biết trước. Nói chung, bệnh lý viêm khớp thái dương hàm – TMD không phải là bệnh quá nguy hiểm nếu chúng ta chú ý kiểm soát sớm cũng như có một tâm lý, lối sống lành mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook Chat