Về mặt dịch tễ học, có thể khẳng định khoảng 60-70% dân số mắc ít nhất một trong những triệu chứng của bệnh lý Thái Dương Hàm trong suốt cuộc đời của họ, mà sau đây tôi sẽ nói tắt là TMD (temporomandibular disorder). Tin vui là chỉ có khoảng 5% trong số đó là thực sự cần thiết một can thiệp điều trị Y khoa chuyên nghiệp.
Điều này nói lên rằng tỷ lệ bệnh lý TMD trong dân số là rất cao, rất khó tìm những người thực sự lành mạnh đến mức không tìm thấy bất cứ triệu chứng nào của TMD, số này chỉ chiếm 30% mà thôi. Vì vậy tỷ lệ ngầm này nếu còn bị thúc đẩy bởi tâm lý stress, lo âu sợ hãi đặc biệt sợ bệnh nữa thì từ 70% họ sẽ lập tức chuyển sang 5% cần can thiệp điều trị. Họ bị trở nặng.
Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm
Mối liên hệ giữa các vấn đề tâm lý và bệnh lý Thái Dương Hàm đã được y học xác minh. Nó là một trong 5 nhóm nguyên nhân lớn nhất gây TMD bao gồm:
- Nguyên nhân do khớp cắn
- Do thói quen xấu, nghiến răng
- Do stress tâm lý
- Do các chấn thương, sang chấn
- Do nguồn đau sâu và vấn đề toàn thân…
Như vậy, vì bệnh liên quan đến tâm lý nên ít nhất bạn phải không được sợ bệnh, lạc quan và bền bỉ đồng hành cùng bác sĩ chống lại bệnh thì cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn mới hiện hữu.
Tuy nhiên có một số trở ngại tác động thẳng vào vấn đề tâm lý để từ đó mà những người mắc TMD không thể không khủng hoảng niềm tin, rối loạn lo âu bao gồm:
- Đầu tiên bệnh lý TMD biểu hiện những triệu chứng lên vùng đầu, đây là vùng gần não là thần kinh trung ương, vùng đầu luôn đặc biệt nhạy cảm, mỗi khi há miệng thấy tiếng kêu, không đóng mở được hàm bệnh nhân luôn cảm giác họ mắc bệnh gì đó nan y và có thể ảnh hưởng tính mạng. Suy nghĩ tiêu cực khiến bệnh càng nặng hơn và họ chìm sâu vào hố khủng hoảng.
- Thứ 2 là TMD là 1 bệnh tương đối mới ở VN, những người được giao nhiệm vụ chữa trị chính là nha sĩ, nhưng số lượng nha sĩ thực hành chuyên nghiệp TMD thì chưa có nhiều. Phần lớn nha sĩ ít quan tâm đầy đủ về TMD vì vậy họ nói với bệnh nhân rằng: “bệnh này không chữa được, phải chung sống suốt đời”, hay bệnh này nặng lắm… Điều này một lần nữa khiến tâm lý bệnh nhân sụp đổ. Bác sĩ đáng lẽ phải nâng đỡ được tâm lý cho bệnh nhân thì ngược lại đánh sập hoàn toàn, mà thông tin đó lại quá lỗi thời và không chính xác.
- Thứ 3 là vấn đề chữa trị, hiện nay ngoài nha sĩ thì có các đội vật lý trị liệu, đông y thậm chí chuyên nắn hàm tức các spa không hề có chức năng chữa bệnh cũng đi chữa TMD, điều trị tốn tiền dai dẳng, nhiêu khê mà bệnh không thuyên giảm, chính chuyện này cũng làm tâm lý bệnh nhân hoang mang.
- Và vấn đề cuối cùng: TMD khiến bệnh nhân khó ăn nhai, đau đầu, ù tai, nó diễn ra rất dai dẳng, đặc biệt là các bệnh nhân làm răng sứ bị lỗi, bệnh nhân đang chỉnh nha… Thực sự là họ đau thật, khó chịu thật và lúc đó thật khó để nói rằng hãy lạc quan, hãy vui vẻ, đừng buồn rầu nữa khi chính bản thân họ đang trực tiếp trải qua những đau đớn khó chịu như vậy và nó xuất phát từ kỳ vọng cải thiện thẩm mỹ nụ cười hoàn toàn chính đáng, thì nay lại mắc thêm một bệnh lý nữa.
Chính vì vậy thông qua bài viết dưới đây, bác sĩ Tuấn (chuyên khoa khớp thái dương hàm tại nha khoa Thùy Anh) muốn nhắn nhủ tới những bệnh nhân TMD rằng, hãy bình tĩnh với bệnh Thái Dương Hàm, đây là bệnh chữa được và hoàn toàn duy trì ổn định. Hãy lạc quan hơn và bền bỉ chống chọi với bệnh. Nếu bạn đầu hàng về mặt tâm lý thì rất khó chữa trị có kết quả.
Chúng ta có thể cùng quan sát một số trường hợp bệnh nhân với TMD dưới đây:
Trường hợp bệnh nhân nữ 18 tuổi, đến khám vì tự dưng không thể há miệng lớn, cứ há hay ăn nhai là lại đau, biên độ há miệng chỉ được khoảng 25mm, thêm nữa là ù tai. BN cũng kể rằng trước đó thì bn có tiếng kêu khớp, nhưng sau đó thì mất đi và mắc phải các vấn đề kể trên .
Sau khi chụp phim, thăm khám, chẩn đoán là trật đĩa bất hồi, tức đĩa khớp bị trật ra trước và không thể trở lại vị trí bình thường được nữa. Khi lồi cầu di chuyển ra trước sẽ bị kẹt khiến bệnh nhân không thể há to, cứ cố há to là sẽ đau.
Chúng tôi chỉ định nắn lại đĩa khớp ngay lúc đó, rồi mang máng nhai và tập các bài vận động hàm. Bệnh nhân đến với chúng tôi khá sớm, đồng thời tuổi tác còn trẻ nên đáp ứng rất tốt. Chỉ sau vài tháng điều trị, bệnh nhân đã có thể há to lại được như bình thường, các triệu chứng đã hết hẳn, ngay cả tiếng kêu khớp trước đó cũng không còn nữa.
Một trường hợp khác, phức tạp hơn. Đó là câu chuyện của bạn Thảo, sau khoảng gần 1 năm làm răng sứ, bạn bắt đầu xuất hiện tình trạng mỏi khớp. Tình trạng này tiến triển nặng hơn với các triệu chứng đau nhức khi nói chuyện hoặc ăn nhai, đau đầu, ù tai và đau mỏi vai gáy. Đặc biệt sau khi ngủ dậy thì rất khó chịu.
Bạn đã đi thăm khám và điều trị ở nhiều nơi, sử dụng thuốc và đeo một số loại máng nhưng kết quả chỉ cải thiện được chút ít chứ không đáng kể. Bạn trải qua một quãng thời gian rất mệt mỏi, mất niềm tin và không thể làm việc, sinh hoạt bình thường được.
Khi tìm đến nha khoa Thùy Anh, bạn coi đó như một cứu cánh cuối cùng, tuy tâm lý lúc này rất chán nản, mệt mỏi rồi, nhưng có một linh cảm nào đó mà bạn tin tưởng rằng nha khoa Thùy Anh có thể chữa khỏi bệnh cho mình. Và chặng đường từ Nam ra Bắc tới với nha khoa Thùy Anh để chữa trị khớp thái dương hàm bắt đầu. Thời điểm đó dịch Covid đang bùng phát. Nên việc di chuyển, book vé máy bay không hề dễ dàng, bạn phải căn thời điểm Sài Gòn, Hà Nội được nới lỏng giãn cách thì mới có thể bay ra được. Dù hành trình chữa bệnh gặp nhiều khó khăn, khoảng cách xa xôi nhưng bạn vẫn kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Sau khoảng 5 tháng điều trị, bạn đã có những chuyển biến tích cực, các triệu chứng trước đây gần như được loại bỏ hoàn toàn, bạn có thể ăn uống, nói chuyện bình thường mà không hề có cảm giác đau nhức. Và quan trọng nữa, khi không còn những cơn đau mỏi khớp, thì bạn có thể tập trung trở lại với công việc trước đây.
Một trường hợp phức tạp, nhưng kết quả điều trị cuối cùng vẫn rất tốt.
Trong quá trình hành nghề, chúng tôi cũng có gặp những trường hợp khó điều trị như bệnh nhân lớn tuổi, đau mãn tính nhiều năm, cấu trúc khớp hàm bị thoái hóa nặng và sẽ khó khăn nhiều nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý, trầm cảm, lo lắng mất ngủ triền miên, không có đủ sự tin tưởng với bác sĩ.
Những trường hợp đó, chúng tôi vẫn luôn cố gắng đồng hành cùng bệnh nhân, động viên, khuyến khích để bệnh nhân vượt qua những tâm lý tiêu cực trong cuộc sống, đồng thời kết hợp nhiều biện pháp loại bỏ triệu chứng cơ khớp. Tuy thời gian can thiệp có thể kéo dài hơn bình thường, nhưng tất cả các bệnh nhân đều đáp ứng tốt, triệu chứng thuyên giảm đi rất nhiều, tuy là không được 100%, hết một cách triệt để, thỉnh thoảng BN vẫn có thể xuất hiện tiếng kêu khớp, hay mỏi hàm nhưng tần suất xuất hiện là rất ít. Và bệnh nhân nói rằng, như vậy là đã dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều rồi, họ hài lòng với kết quả đạt được.
Những trường hợp khó chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ thôi, còn đại đa số các bệnh nhân thì đều đáp ứng rất tốt với các điều trị ban đầu như tập vận động hàm, liệu pháp nhận thức hành vi, vật lý trị liệu, máng nhai… Điều quan trọng là khi phát hiện ra vấn đề thì bạn nên tìm đến bác sĩ sớm, và cần lưu ý là nên chọn những bác sĩ chuyên về mảng điều trị khớp Thái Dương Hàm, bởi thực tế hiện nay không nhiều phòng khám có bác sĩ chuyên khoa sâu. Khi điều trị thì cần tuân thủ đúng theo lộ trình và những khuyến cáo của bác sĩ. Can thiệp điều trị sớm, sống vui vẻ, lạc quan chính là liều thuốc để chữa trị dứt điểm bệnh lý khớp Thái Dương Hàm.