Sai lệch khớp cắn là khuyết điểm về răng dễ bị mắc phải, ảnh hưởng đến thẩm mỹ còn gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng, chức năng nhai và khớp cắn nếu không được điều trị kịp thời. Có những dạng sai lệch khớp cắn nào? Tác hại của sai lệch khớp cắn là gì? Có phương pháp nào để điều chỉnh sai lệch khớp cắn không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tình trạng này bạn nhé.
Răng sai lệch khớp cắn là gì?
Sai lệch khớp cắn là một vấn đề ngày càng phổ biến. Trong nha khoa, khớp cắn là một thuật ngữ chỉ mức độ va chạm của răng hàm trên và răng hàm dưới. Tình trạng lệch khớp cắn chính là lệch tâm của răng, hay còn gọi là răng chen chúc, cắn chéo, cắn hở.
Các dạng sai lệch khớp cắn thường gặp:
– Khớp cắn ngược (răng móm): Là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước quá mức, xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào trong. Nhìn nghiêng khuôn mặt sẽ có dạng “lưỡi cày” khiến khuôn mặt bị lệch.
– Khớp cắn sâu: Là tình trạng hàm trên che phủ hàm dưới, nhìn vào khó thấy hoặc không thấy hàm dưới.
– Khớp cắn chéo: Không biểu hiện trên khuôn mặt mà chỉ lộ ra khi cười, những người bị khớp cắn chéo khiến hàm và răng bị xô lệch.
– Khớp cắn hở: Khi bạn cắn 2 hàm lại, răng cửa ở hàm trên, dưới không thể chạm được nhau. Là một trong những sai lệch ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng của cả hàm răng.
– Tình trạng răng hô: Hàm trên bị đẩy ra phía trước nhiều, nhìn nghiêng răng hô sẽ biểu hiện rõ rệt.
– Khớp cắn đối đầu (hay còn gọi là khớp cắn đối đỉnh) là tình trạng đỉnh răng hàm trên và đỉnh răng hàm dưới sẽ va chạm vào nhau khi miệng ở trạng thái nghỉ. Khiến trong quá trình ăn nhai hàm dễ rơi vào tình trạng mỏi.
Nguyên nhân sai lệch khớp cắn
Khớp cắn đề cập đến sự thẳng hàng của răng và cách răng hàm trên và răng hàm dưới khớp (cắn) với nhau. Sai khớp cắn thường được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hay hình dạng hàm hoặc dị tật bẩm sinh như sứt môi và hở hàm ếch cũng là nguyên nhân dẫn đến sai khớp cắn. Bên cạnh đó, có một số thói quen không tốt có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc răng như:
– Các thói quen thời thơ ấu như mút ngón tay cái, đẩy lưỡi, sử dụng núm vú giả trên 3 tuổi và sử dụng bình sữa trong thời gian dài.
– Răng thừa, răng bị mất, răng bị ảnh hưởng hoặc răng có hình dạng bất thường
– Trám răng, mão răng, dụng cụ nha khoa, hàm duy trì hoặc niềng răng không phù hợp
– Sai lệch gãy xương hàm sau chấn thương nặng
– Các khối u ở miệng và hàm
Dấu hiệu của răng sai lệch khớp cắn
Tùy thuộc vào mức độ sai khớp cắn của bạn, có các dấu hiệu điển hình như:
– Thay đổi diện mạo khuôn mặt, mặt bị lệch, không cân đối các đường nét trên khuôn mặt
– Khó chịu khi nhai hoặc cắn, thường xuyên cắn phải má trong
– Phát âm khó, có thể dẫn đến tình trạng nói ngọng
– Thở bằng miệng tại không khép được môi
– Đau hàm do răng mọc lệch
Ảnh hưởng của việc sai lệch khớp cắn
Răng mọc sai vị trí có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị, chẳng hạn như sâu răng, gãy răng, mòn men răng sớm, nghiến và nghiến răng, cùng các vấn đề khác. Ngoài ra, răng mọc lệch có thể không thực hiện tốt một số chức năng như nhai và cắn. Răng lệch lạc cũng có thể ảnh hưởng đến cách phát âm của bạn.
Bên cạnh đó sai lệch khớp cắn còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khuôn mặt bạn mất cân đối, đường nét trên khuôn mặt không hài hòa. Từ đó tạo ra tâm lý tự ti, ngại giao tiếp
Phương pháp điều trị sai lệch khớp cắn như thế nào?
Việc điều trị cho răng bị lệch khớp cắn còn tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể, cần có sự thăm khám, đánh giá của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số phương pháp điều trị khớp cắn lệch bạn có thể tham khảo:
- Niềng răng thẩm mỹ: Niềng răng là biện pháp chỉnh nha và khớp cắn hiệu quả. Nhờ lực tác động của khí cụ để đưa răng về vị trí mong muốn. Đây là một trong những phương pháp được nha sĩ khuyên dùng nhất hiện nay vì hiệu quả cao và sự an toàn của nó.
- Phẫu thuật hàm: Trong trường hợp sai lệch khớp cắn không phải do răng mà do xương hàm thì phẫu thuật mới đem lại hiệu quả cao nhất. Với phương pháp này, bạn sẽ được cắt bớt một phần xương hoặc nối thêm xương tùy từng dạng khiếm khuyết. Hiện nay, đây là phương pháp tối ưu nhất đối với những ca sai khớp cắn do xương.
- Bọc sứ thẩm mỹ: Chỉ có tác dụng với những trường hợp sai lệch khớp cắn nhẹ, không phải do xương hàm, bệnh nhân muốn điều trị nhanh.
Với những thông tin ở trên, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được nguyên nhân sai lệch khớp cắn và những ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp thời. Vì vậy, việc có một hàm răng đẹp với nụ cười tự tin hãy đến Nha khoa Thùy Anh thăm khám để biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục từ đó có liệu trình điều trị phù hợp bạn nhé.