Nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi bị viêm khớp thái dương hàm uống thuốc có khỏi không? Có những bệnh nhân đã đi thăm khám điều trị ở một số nơi, cũng đã uống thuốc, nhưng không đỡ mấy hoặc có đỡ thì chỉ được thời gian ngắn, sau lại bị lại. Thông tin sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì?
Việc điều trị rối loạn Thái Dương Hàm (TMD) thường bao gồm sự kết hợp của nhiều phương pháp và nếu chỉ dùng thuốc thì có thể không đủ cho đại đa số các trường hợp. Mặc dù thuốc có thể hiệu quả trong việc kiểm soát một số triệu chứng liên quan đến TMD, chẳng hạn như đau và viêm, nhưng chúng không giải quyết được các nguyên nhân cơ bản của rối loạn.
Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị TMD bao gồm: Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), corticosteroid, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm…
+ NSAIDs có tác dụng giảm đau khớp Thái Dương Hàm. Loại thuốc NSAIDs sử dụng phổ biến nhất là sodium diclofenac, tuy nhiên liều lượng sử dụng cần được chỉ định bởi bác sĩ, thông thường khoảng 50mg trong 2 – 3 lần mỗi ngày.
+ Thuốc chống viêm giảm đau NSAIDs, thuốc giãn cơ thường được sử dụng trong các trường hợp viêm, đau khớp cấp. Còn đối với đau mạn tính sẽ ít có tác dụng. Trường hợp này ta có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc an thần. Thuốc chống trầm cảm sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm là Diazepam và Cyclobenzaprine.
Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc có khỏi không?
Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị TMD thì không được khuyến nghị trừ khi đau do chấn thương, nhiễm trùng vùng khớp hay hậu phẫu.
Dùng thuốc đúng cách thì khá hữu dụng trong việc kiểm soát các triệu chứng tạm thời. Tuy nhiên, thuốc thì bao giờ cũng có những tác dụng phụ toàn thân, chẳng hạn như NSAIDs ảnh hưởng đến dạ dày, hệ tiêu hóa, có thể gây xuất huyết dạ dày, do đó nếu bệnh nhân bị đau dạ dày, tá tràng thì cần kê thêm thuốc bảo vệ dạ dày.
Khi phải kê thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân, cần đặc biệt dặn dò bệnh nhân lưu tâm đến các tác dụng phụ như buồn ngủ, cảm giác say xe, nôn, buồn nôn, bệnh nhân không nên lái xe trong khoảng thời gian này. Ngoài ra, cần hỏi kỹ về tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân.
Vì nhiều vấn đề như vậy, bệnh nhân không nên tự ý đi mua thuốc khi chưa được bác sĩ thăm khám, ra chỉ định. Dùng đúng liều cũng như xem xét thể trạng toàn thân bệnh nhân là vô cùng quan trọng. Bởi thuốc như con dao 2 lưỡi, nếu sử dụng sai có thể dẫn đến những biến chứng toàn thân mà hiệu quả thực sự cũng không cao.
Một kế hoạch điều trị toàn diện cho TMD có thể bao gồm sự kết hợp của thuốc, vật lý trị liệu, thay đổi lối sống và các chiến lược tự chăm sóc.
Vật lý trị liệu, có thể bao gồm các bài tập hàm, massage và sử dụng các khí cụ há miệng cưỡng bức, chúng giúp cải thiện khả năng vận động của hàm, giảm căng cơ và giảm đau liên quan đến TMD.
Thay đổi lối sống, chẳng hạn như kiểm soát căng thẳng, tránh thức ăn dai cứng, cải thiện tư thế cũng sẽ hữu ích trong việc kiểm soát các triệu chứng TMD.
Cuối cùng, kế hoạch điều trị TMD hiệu quả nhất sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể, tiền sử bệnh và các yếu tố khác của từng cá nhân. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tìm đến phòng khám, bác sĩ chuyên về TMD để có thể thăm khám và điều trị theo lộ trình chính xác nhất.
Tại nha khoa Thùy Anh chúng tôi không ưu tiên dùng thuốc trong các phác đồ điều trị TMD, chỉ cân nhắc sử dụng trong những đợt đau cấp tính, nhằm tạo điều kiện cho khớp đáp ứng tốt hơn với các điều trị bảo tồn khác. Trong một số trường hợp, bệnh nhân đau nhức nhiều, các cơn đau mãn tính, đáp ứng chậm với các liệu pháp điều trị khác, nhiều khi khiến bệnh nhân mất ăn, mất ngủ thì thuốc cũng có thể được sử dụng để giảm khó chịu cho bệnh nhân, có thời gian cho các liệu pháp điều trị khác đáp ứng, phát huy tác dụng.
Trên đây là thông tin giải đáp câu hỏi viêm khớp thái dương hàm uống thuốc có khỏi không? Khi mắc phải căn bệnh này, tốt nhất bạn nên tới các cơ sở chuyên sâu về điều trị viêm khớp thái dương hàm để được tư vấn và có phương án điều trị cụ thể hơn.